Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Những hình ảnh về Tuy Hòa trước 1975

 Ôi Tuy Hòa ơi ! Ta yêu Tuy Hòa.

400 Phú Yên (1611-2011)

Nguyn Hoàng và công cuc nam tiến


Sau khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Tướng Nguyễn Kim của nhà Lê chạy vào Thanh Hóa. Sau đó Nguyễn Kim đón con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh từ bên Lào về lập làm vua (Lê Trang Tông -1533). Với sự kiện này, nước Đại Việt mở ra thời kì Nam - Bắc triều, lắm vua nhiều chúa, chiến tranh liên miên gần 300 năm mới thống nhất. Đến tận khi Quang Trung Nguyễn Huệ đánh đuổi quân Thanh năm 1789 thì vẫn còn chưa hết nội chiến. Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đình Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) mới thống nhất đất nước năm 1802.



Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai. Sinh ngày 10 tháng 8 năm Ất dậu (28-8-1525).
Năm Ất tỵ (1545) Nguyễn Kim mất, lúc ngài 21 tuổi.
Khi ấy toàn bộ binh quyền của Nam triều rơi vào tay Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim). Để toàn tâm toàn ý phò vua Lê (Nam triều) chống lại nhà Mạc (Bắc triều), Trịnh Kiểm phải ra tay trừ hậu họa nội bộ. Nguyễn Uông (anh của Nguyễn Hoàng) bị giết.
Nguyễn Hoàng sợ Trịnh Kiểm giết luôn cả mình, nghe mưu của cậu là Nguyễn Ư Kỷ, cáo bệnh giữ mình. Hiểu ý câu nói của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" và theo lời khuyên của cậu, nhờ chị cả Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm (chồng của bà Ngọc Bảo) cho vào trấn đất Thuận Hóa.
Năm Mậu ngọ (1558), Nguyễn Hoàng đem quân trốn vào phía nam Đèo Ngang. Vào đóng ở xã Ái Tử huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Nguyễn Hoàng vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhân mến phục, thường xưng tụng là Chúa Tiên. Từ đó Nguyễn Hoàng hùng cứ một phương, rồi dần dần mạnh lên không thuần phục chúa Trịnh.
Dòng họ Nguyễn có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi về phía Nam. Suốt mấy trăm năm từ thời chúa Nguyễn Hoàng rồi các thế hệ con cháu đất đai đã được mở rộng đến tận xa nhất là đảo Phú Quốc.
Tuy nhiên để nói về người đầu tiên có công trong việc mở mang bờ cõi thì lại không phải là chúa Nguyễn Hoàng.

Nước Đại Việt ta đến đầu thời Lý biên giới phía nam là tỉnh Hà Tĩnh (phía bắc Đèo Ngang). Phía nam Đèo Ngang là lãnh thổ của vương quốc Chiêm Thành (Champa).
- Người được coi là đầu tiên có công mở mang bờ cõi về phía nam là vua Lý Thánh Tông. Năm 1069, vua Chiêm Thành sau khi bị vua Lý Thánh Tông bắt đã phải cắt đất để đổi mạng, nước ta mở rộng thêm vùng Quảng Bình, Quảng Trị.
- Người thứ hai được ngợi ca là Huyền Trân công chúa thời nhà Trần. Năm 1306, nàng đã chấp thuận rời kinh thành phồn hoa đô hộ, nơi quê hương yêu dấu để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà vua cha giao cho. Nàng đã gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy đất Thuận Hóa (nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).
- Nhà Hồ trong mấy năm tồn tại ngắn ngủi cũng đã chiếm thêm đất đến hết tỉnh Đà Nẵng và Quảng Nam, tuy nhiên sau khi nhà Hồ mất nước, vương quốc Chiêm Thành đã chiếm lại vùng đất phía nam đèo Hải Vân này.
- Đến thời thịnh trị Lê Thánh Tông, năm 1470 vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Chiêm Thành, nước Đại Việt ta lại được mở rộng thêm toàn bộ vùng đất từ phía nam đèo Hải Vân tới hết tỉnh Bình Định.
- Toàn bộ vùng đất còn lại bắt đầu được mở mang bởi dòng họ Nguyễn.
Năm 1611, Nguyễn Hoàng chiếm đến tỉnh Phú Yên.
Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần chiếm đến tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1693, Nguyễn Phúc Chu chiếm được vùng Bình Thuận và biến thành vùng đất tự trị thuộc Đại Việt.
Từ đó vương quốc Chiêm Thành xóa tên trên bản đồ thế giới.

Vậy là suốt từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu (từ năm 1069 đến 1693) hơn 600 năm, các triều đại nhà của Đại Việt đã có công sáp nhập Chiêm Thành - một vùng đất rộng lớn vào Đại Việt.
Người Chiêm Thành (Champa) dần dần đã Việt hóa. Ca sĩ Chế Linh cũng là một người Champa.


- Sau đó lục tỉnh miền đông, lục tỉnh miền tây và đảo Phú Quốc vốn của nước Chân Lạp (vương quốc Khmer) dần dần được sáp nhập vào Đại Việt qua các đời chúa Nguyễn.

- Cuối cùng năm 1830 vua Minh Mạng sát nhập vùng đất Tây Nguyên và đưa vào bản đồ Đại Nam (vùng đất Tây Nguyên trước kia là vùng độn giữa Chân Lạp và Champa, nó không thực sự thuộc về bên nào mà khi thì thuộc Champa, khi thì Chân Lạp tùy theo sức mạnh từng thời kỳ của 2 quốc gia này)

- Tại sao toàn bộ phần lịch sử liên quan đến triều đình Nguyễn lại không được phổ biến rộng rãi? Tại sao tên của Nguyễn Hoàng không được lấy làm tên đặt cho con đường nào đó thì có lẽ phải hỏi những người có trách nhiệm.
Tuy nhiên có một điều ai cũng biết rằng trong quan điểm lịch sử hiện nay ,chúng ta  rất đề cao người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Trong khi ấy tất cả các quyển sử do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn biên soạn thì đều gọi triều đình Tây Sơn là "giặc".

Một vấn đề nữa: Tổ tiên Đại Việt đã luôn luôn cố công mở mang đất nước. Vậy mà ngày nay chúng ta hãy giữ gìn nó .